Máy sấy khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng của máy sấy khí
Trong sản xuất công nghiệp, máy sấy khí là loại máy không thể thiếu. Vậy máy sấy khí là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của máy ra sao? Sản phẩm được ứng dụng như thế nào trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất?
Nếu có chung thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết nhất!
Định nghĩa máy sấy khí. Máy sấy khí được phân loại như thế nào?
Máy sấy khí là gì và được phân loại như thế nào là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua.
Định nghĩa máy sấy khí
Trong hệ thống máy nén khí thì máy sấy khí có vai trò không thể thiếu. Máy sấy khí còn được gọi với tên gọi khác là máy sấy khí nén.
Thông thường, khí đầu ra của máy nén khí vẫn sẽ chứa một lượng hơi nước nhất định. Máy sấy khí sẽ có vai trò loại bỏ hơi nước, tạp chất trong khí nén trước khi đi vào ống dẫn. Từ đó giúp không khí sạch và khô hơn.
Theo tiêu chuẩn trong sản xuất, hệ thống máy nén khí đạt chuẩn bắt buộc phải có máy sấy khí. Theo tính toán, 1 chiếc máy nén khí lọc được khoảng 20 lít khí/ giây, cung cấp khoảng 20 lít nước/ ngày. Trong đó, 15 lít sẽ được loại bỏ bằng bộ làm mát. Và hơn 7 lít nước sẽ được loại bỏ bằng máy sấy khí.
Như vậy, máy sấy khí sẽ có tác dụng:
Dùng để sấy khô khí nén:
Máy có tác dụng loại bỏ hơi ẩm lẫn trong khí nén. Điều này giúp bảo vệ các loại thiết bị máy móc tránh khỏi nguy cơ rỉ sét.
Giúp tạo ra không khí khô:
Trong suốt quá trình nén khí, điều kiện áp suất cao không có hơi nước nên sẽ không tạo nước. Nhờ đó, tác động tích cực đến độ bền của bình nén khí. Chất lượng khí nén vì thế mà cũng tăng cao hơn.
Bảo vệ sản phẩm
Như đã biết, trong khí nén vẫn còn 1 lượng nước đáng kể. Chúng có thể làm hư hỏng, giảm chất lượng của sản phẩm. Nhất là trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm, máy sấy khí có tác dụng rất lớn. Nhờ đó, sản phẩm không bị biến đổi tính chất, giữ nguyên hương vị. Đồng thời, chúng giúp thực phẩm được an toàn, tăng thời hạn bảo quản, tránh tình trạng nấm mốc, hư hỏng.
Máy sấy khí được phân loại như thế nào?
Theo đó, có 2 kiểu phân loại máy sấy khí. Đó là phân loại theo nguyên lý hoạt động và phân loại theo kiểu làm mát giàn nóng. Người dùng cần nắm rõ để có thể phân loại, sử dụng được sản phẩm phù hợp nhất.
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
Nếu phân loại theo nguyên lý hoạt động, máy sấy khí sẽ được chia thành 2 loại là: máy sấy khí làm lạnh và máy sấy khí hấp thụ.
Máy sấy khí làm lạnh
Máy sấy khí làm lạnh phân loại giống như 1 chiếc tủ lạnh. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp, đọng thành các hạt sương. Những hạt sương này được thu lại, loại bỏ nước. Lúc này, máy sẽ tăng nhiệt độ làm nóng trở lại và khí nén đã khô.
Máy sấy khí làm lạnh là kiểu máy sấy khí rất phổ biến hiện nay. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện của người tiêu dùng
– Máy hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng hỏng hóc
– Máy dễ vận hành, người dùng có thể sử dụng đơn giản và nhanh chóng
– Chi phí sửa chữa cũng như giá thành bảo dưỡng, sửa chữa rẻ. Phụ tùng máy có sẵn, có thể thay thế nhanh chóng, đơn giản.
Tuy nhiên, máy sấy khí làm lạnh cũng có những nhược điểm cố hữu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động. Trong đó, hiệu suất tách nước của máy không triệt để hoàn toàn. Với những chiếc máy thông thường, hiệu suất tách nước chỉ đạt 90 – 95%. Trong trường hợp cần sử dụng máy nén khí trong sản xuất quan trọng, chế biến thực phẩm, máy sấy khí làm lạnh không được ưu tiên hàng đầu.
Máy sấy khí hấp thụ
Máy sấy khí hấp thụ là loại máy sấy khí nén cũng rất phổ biến. máy dùng hạt hút ẩm để tách hơi nước khỏi khí đầu ra. Phần nước sẽ được ngậm trong hạt hút ẩm. Sau đó, hạt hút ẩm sẽ được làm khô, tái tạo sử dụng theo cơ chế của máy sấy khí.
So với máy sấy khí làm lạnh, máy sấy khí hấp thụ mang đến nhiều ưu điểm nổi bật hơn cả. Có thể kể đến như:
– Công suất tách nước lớn: Máy có thể hút nước triệt để, hiệu quả hút nước cao. Nhờ đó, chúng được ứng dụng rất nhiều trong các ngành sản xuất, chế biến quan trọng hiện nay.
– Hiệu suất hoạt động lớn: Máy hoạt động liên tục với hiệu suất cao (có thể đạt được 99%). Sản phẩm được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, mang hiệu quả hoạt động cao.
Tuy nhiên, loại máy sấy khí hấp thụ cũng có những nhược điểm nhất định. Trong đó, giá thành đầu tư cao, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng cao. Đây là rào cản rất lớn khiến máy sấy khí làm lạnh chỉ được ứng dụng trong những dây chuyền sản xuất hiện đại. Với những dây chuyền, nhà máy quy mô nhỏ, việc sử dụng bị hạn chế do yếu tố về chi phí.
Phân loại theo kiểu làm mát giàn nóng
Nếu phân loại theo kiểu làm mát giàn nóng, máy sấy khí sẽ được phân thành 2 loại. Đó là: máy sấy khí giải nhiệt bằng khí và máy sấy khí giải nhiệt bằng nước.
Giống như tên gọi, mỗi loại máy lại sử dụng những năng lượng khác nhau để giải nhiệt. Nếu máy sấy khí giải nhiệt bằng khí sử dụng gió để giải nhiệt thì máy sấy khí giải nhiệt bằng nước lại sử dụng nước để giải nhiệt.
Vậy, nên sử dụng loại máy sấy khí nào?
Với những phân tích kể trên, có thể thấy, mỗi loại máy sấy khí đều có những ưu – nhược điểm riêng. Việc lựa chọn sử dụng loại máy nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
– Mục đích sử dụng
– Chi phí đầu tư
– Hệ thống dây chuyền sản xuất
Máy sấy khí kiểu làm lạnh có tác dụng làm giảm nhiệt độ đọng sương xuống khoảng 3 độ C. Và nhiệt độ sẽ không thể thấp hơn 3 độ C.
Trong trường hợp cần điểm đọng sương thấp hơn hay đường ống nén khí lắp đặt ở bên ngoài hay cần khí cho mục đích đặc biệt, cần sử dụng khí khô thì máy nén khí hấp thụ sẽ ưu việt hơn hẳn.
Cấu tạo của máy sấy khí nén
Cấu tạo của máy sấy khí nén tương đối phức tạp. Với 1 chiếc máy thông thường, chúng sẽ được cấu tạo các bộ phận gồm:
– Đường khí nén đi vào
– Bộ điều khiển áp suất
– Máy nén gas lạnh
– Van xả nước tự động
– Giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh
– Giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas nóng
– Giàn ngưng
– Đường khí nén đi ra
– Quạt làm mát cho giàn nhiệt trao đổi.
– Mặt điều khiển (gồm đồng hồ hiển thị và nút khởi động).
– Hộp điện nguồn.
Ngoài ra, máy sấy khí hấp thụ còn có cấu tạo khác. Chúng bao gồm những bộ phận như:
– Van khí nén đầu vào
– Van xả khí
– Bộ phận giảm thanh
– Van một chiều tái sinh
– Van một chiều cửa xả khí
– Hai tháp hấp thụ chứa đầy hạt hút ẩm
Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí
Máy sấy khí hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu nguyên lý làm việc của máy sấy khí.
Nguyên lý làm việc của máy sấy khí làm lạnh
Với máy nén khí lạnh, nguyên lý làm việc của sản phẩm rất đơn giản. Khí nén có áp lực, nhiệt độ, độ ẩm cao sẽ đi từ máy nén khí vào máy sấy khí qua đường khí nén. Tiếp đó, khí nén đi qua giàn trao đổi nhiệt. Đồng thời, khí sẽ được làm mát bằng dòng khí nén đã được sấy khô.
Tiếp đó, khí nén đi qua giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí Gas lạnh. Đồng thời, chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn môi với nhiệt độ hóa sương. Thông thường, nhiệt độ hóa sương sẽ dao động từ 3 – 8 độ C. Lượng hơi nước trong khí nén lúc này sẽ bị ngưng tụ.
Phần nước, dầu, bụi bẩn, tạp chất sẽ được lọc ra và đi ra ngoài thông qua van xả tự động. Như vậy, khí nén đã được làm sạch. Tuy nhiên, nhiệt độ vẫn còn thấp. Khí sẽ được nâng nhiệt độ dần lên khoảng 6 – 8 độ C.
Nguyên lý làm việc của máy sấy khí hấp thụ
Khác với máy sấy khí làm lạnh, máy sấy khí hấp thụ có nguyên lý làm việc dựa trên chất sấy khô hút ẩm để làm khô khí nén. Các chất hút ẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Silica và Alumina. Chúng được sử dụng dưới dạng hạt nhỏ, cho hiệu quả sấy khí tốt nhất.
Máy sấy khí nén hấp thụ làm có cấu tạo 2 tháp chứa đầy hạt hút ẩm. Chúng được gọi là tháp A và tháp B. Một tháp sẽ có nhiệm vụ làm khô khí nén. Một tháp có tác dụng tái sinh khí nén. Chu kỳ làm việc của các tháp này sẽ được cài đặt sẵn từ trước, cho hiệu quả làm việc tốt nhất.
Trong suốt quá trình hoạt động, 2 tháp A và B sẽ hoạt làm việc song song. Chu trình hoạt động được thực hiện luân phiên. Khi 1 tháp đạt được trạng thái bão hòa, các hạt hút ẩm sẽ không còn khả năng hấp thụ hơi nước nữa. Sau đó, sẽ là quá trình tái sinh để loại bỏ hơi nước, tái sử dụng chất làm khô. Chất hút ẩm sẽ được sử dụng khí nóng hoặc khí nén khô để tái sinh.
Quá trình tái sinh chất hút ẩm, van xả 4 được đóng lại. Áp suất của tháp B tăng dần tới áp suất làm việc. Van 1 tự động đóng lại. Van 2 và van 3 mở ra. Tháp A sẽ tiến hành thực hiện chu trình phát sinh. Chu trình tái sinh, sấy khí sẽ được diễn ra liên tục, luân phiên giữa tháp A và tháp B. Nhờ đó mà máy sấy khí hoạt động liên tục và có hiệu quả tốt nhất.
Những ứng dụng của máy sấy khí
Hiện nay, máy sấy khí được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, hóa chất, thực phẩm, y tế… thì máy sấy khí là không thể thiếu.
Có thể tìm hiểu ứng dụng của máy sấy khí theo các ngành sau đây:
– Nhóm ngành chế tạo
Máy sấy khí được ứng dụng phổ biến trong ngành chế tạo. Chúng có tác dụng cung cấp khí nén sạch để nâng hạ hàng hóa, cẩu hàng. Sản phẩm cũng được sử dụng nhiều để vận hành súng phun hơi, làm sạch bụi bẩn, điều khiển tự động hóa….
– Nhóm ngành xây dựng
Máy sấy khí có tác dụng cung cấp khí nén sạch và khô để vận hành máy khoan, vận chuyển vật liệu. Đặc biệt, máy còn được ứng dụng để phun bê tông rất hiệu quả, mang đến hiệu suất làm việc cao.
– Nhóm ngành dược phẩm
Trong lĩnh vực dược phẩm, máy nén khí dùng để vận chuyển, đóng gói, sản xuất thuốc kháng sinh. Đồng thời đẩy nhanh quá trình sấy, làm khô nguyên vật liệu, tẩy rửa vỏ thuốc hay khử trùng dụng cụ y tế…
– Nhóm ngành giao thông vận tải
Không chỉ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, trong nhóm ngành giao thông, máy sấy khí cũng được ứng dụng nhiều. Chúng cung cấp năng lượng để vận hành thiết bị đóng mở cửa xe. Hay điều khiển tự động hóa tàu điện ngầm, điều chỉnh đường ray xe lửa… cũng được sử dụng rất nhiều.
Những lưu ý khi mua máy sấy khí
Để mua được những máy sấy khí đúng chuẩn, khách hàng cần lưu ý rất nhiều yếu tố:
Công suất, lưu lượng máy nén khí
Trước khi mua máy sấy khí, cần tìm hiểu tới công suất, lưu lượng của máy sấy khí. Bởi 2 loại máy này có hoạt động chặt chẽ với nhau. Sản phẩm phải tương thích, phù hợp mới cho được hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Mức tiêu thụ điện năng
Hiện trên thị trường có rất nhiều dòng máy sấy khí khác nhau. Mỗi sản phẩm, mỗi Model đều có mức tiêu thụ điện năng khác nhau. Cần chú ý lựa chọn những dòng sản phẩm vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Có như thế mới đảm bảo được tuổi thọ cũng như giảm chi phí trong sản xuất.
Trong quá trình cài đặt máy, cần chú ý tới mức áp. Theo đó, nếu cài đặt mức áp càng cao thì điện năng tiêu tốn càng lớn. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như công suất của máy, cần cài đặt mức áp phù hợp nhất.
Thương hiệu máy sấy khí
Như đã phân tích, hiện thị trường có rất nhiều thương hiệu máy sấy khí khác nhau. Mỗi thương hiệu lại có những ưu điểm – nhược điểm riêng. Để đảm bảo chất lượng, cần lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín, có phản hồi tốt từ phía khách hàng. Tránh “ham rẻ” mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về máy sấy khí. Với bài viết trên, bạn đã biết được máy sấy khí là gì, phân loại, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy.
Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với Tín Nghĩa TL. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất!
Liên hệ Mua MÁY SẤY KHÍ
Holtine: 0918 326 306
Địa chỉ: 137 Đường Số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Nội dung chính